Inox được ứng dụng rất nhiều trong đời sống từ sản xuất công nghiệp đến các đồ dùng gia dụng trong nhà,… Tuy nhiên có một số điểm về Inox chưa chắc bạn đã biết. Có nhiều câu hỏi thắc mắc Inox và thép không gỉ có phải là 1 loại. Hãy cùng Inox Mỹ thuật tìm hiểu thêm nhé.
Thép không gỉ là một hợp kim của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau. Trong đó, nguyên tố kim loại cơ bản nhất là sắt (ký hiệu Fe, đứng thứ 26 trong bảng hệ thống tuần hoàn) có ít nhất 10.5% crôm (ký hiệu Cr, đứng thứ 24 trong bảng hệ thống tuần hoàn) cùng một số nguyên tố khác như Carbon, Niken…
Tên gọi “thép không gỉ” thực chất là một thuật ngữ trong ngành luyện kim nhằm gọi một danh sách dạng hợp chất kim loại không bị hoặc ít bị ăn mòn, ít biến dạng và mất màu dễ dàng như nhiều loại thép phổ biến khác.
Với câu hỏi thép không gỉ có phải là inox không? Đáp án là phải. Thép không gỉ chính là inox, đây là một tên gọi khác của loại thép này. Ngoài ra thép không gỉ còn nhiều tên gọi phổ biến khác mà mọi người thường hay gọi như thép chống ăn mòn, thép inox, thép không gỉ inox hoặc thép mác SUS 301, 304, 201, 316, 316L… Xin lưu ý, mỗi loại mác thép không gỉ inox sẽ có một tỷ lệ pha trộn kim loại khác nhau, tính chất của kim loại thành phẩm cũng khác nhau.
Inox và thép không gỉ chỉ khác nhau ở tên gọi nhưng thực chất là một, tên gọi inox dùng để phân biệt rạch ròi giữa thép thông thường và thép không gỉ. Thép không gỉ hay inox đều là những vật liệu chống bào mòn, có nguồn gốc từ thép thông thường nhưng sở hữu tỷ lệ crom cao hơn hẳn. Chính điều này đã tạo nên lợi thế cho thép không gỉ, biến chúng thành vật liệu siêu bền như: không bị gỉ sét, cong vênh, biến dạng khi tiếp xúc với yếu tố tự nhiên, trọng lượng nhẹ, có tính mềm nên rất dễ thi công tạo hình, bề mặt luôn sáng bóng và sạch sẽ, có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau .
Thép không gỉ phổ biến với bốn loại chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic.
Austenitic: Là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loại thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
Ferritic: Loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…
Austenitic-Ferritic (Duplex) : Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển…Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
Martensitic: Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao…
Trên đây là một vài thông tin Inox Mỹ Thuật muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng sẽ đem lại kiến thức và tăng thêm hiểu biết hữu ích cho các bạn.
0982 606 888